Hệ thống giáo dục của Thổ Nhĩ Kỳ chịu sự giám sát và quản lý của nhà nước, cụ thể là Bộ Giáo dục. Chính phủ của Thổ Nhĩ Kỳ chú trọng đẩy mạnh nền giáo dục, hệ thống đào tạo cũng được chú trọng nâng cao về chất lượng.
Độ tuổi bắt buộc phải đến trường là 6 đến 14 tuổi và miễn phí hoàn toàn tại các trường công lập. Tỷ lệ học sinh tiểu học được đến trường là hơn 98%.
1. HỆ THỐNG GIÁO DỤC
Hệ thống giáo dục Thổ Nhĩ Kỳ được chia làm:
a) Hệ thống Giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non dành cho trẻ dưới 6 tuổi và đây là chương trình không bắt buộc.
b) Hệ thống giáo dục tiểu học
Lên 6 tuổi, trẻ em bắt đầu bước vào cấp bậc tiểu học và kéo dài suốt 8 năm tiếp theo. Đây là chương trình giáo dục cơ bản và bắt buộc. Chính phủ miễn phí học phí trong vòng 8 năm (5 năm cấp 1 và 3 năm cấp 2).
c) Hệ thống giáo dục trung học
Bậc trung học kéo dài từ năm trẻ 15 tới 17/18 tuổi. Học sinh được lựa chọn học trung học hoặc trường dạy nghề. Một số trường có thể sẽ có thêm 1 năm học ngoại ngữ. Hầu hết các trường trung học đều thuộc sở hữu của nhà nước và miễn học phí
d) Hệ thống giáo dục đại học
Sinh viên có 4 năm học đại học hoặc 2 năm tại các trường dạy nghề cấp cao. Một số trường sẽ có thêm một năm để học ngoại ngữ.
Ngoài ra, sinh viên có thể lựa chọn học lên Thạc sĩ (kéo dài 2 năm) hoặc Tiến sĩ (3-5 năm).
2. CÁC LOẠI HÌNH TRƯỜNG TRUNG HỌC
a. Trường trung học công lập
Bất kỳ học sinh nào hoàn thành chương trình giáo dục cơ bản đều có thể học lên các trường này. Học sinh tốt nghiệp sẽ được cấp Diploma và tham gia vào kỳ thi tuyển sinh đại học toàn quốc. Nếu đỗ trong kỳ thi này thì có thể nhập học tại các trường đại học.
b. Trường trung học dạy nghề
Một số trường dạy nghề có thể mất thêm một năm để hoàn tất chương trình học. Sau khi tốt nghiệp, học sinh sẽ được tuyển thẳng lên các trường dạy nghề cấp cao hơn trong ngành/lĩnh vực tương đương nếu họ muốn. Mặt khác, nếu đỗ trong kỳ thi tuyển sinh đại học, họ có thể học đại học vào ngành/lĩnh vực tương ứng.
Trường trung học dạy nghề chú trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai vào các ngành như kỹ thuật, thương mại, du lịch, y tế,…
c. Trường trung học Anatolian
Tại các trường trung học công lập và dạy nghề, học sinh sẽ tham gia 6 tiết mỗi ngày và kéo dài khoảng 40 phút. Ở các trường trung học Anatolian, chương trình học sẽ kéo dài hơn, lên đến 8 tiết mỗi ngày.
Chương trình học của các trường này được bổ sung thêm 1 năm học ngoại ngữ như tiếng Anh (hầu hết), tiếng Đức và tiếng Pháp.
d. Trường trung học Super Liseler
So với những trường bình thường, trường trung học Super Liseler sẽ có thêm 1 năm học tiếng Anh. Tuy nhiên, chúng khác với các trường Anatolia ở chỗ ngôn ngữ giảng dạy cho các môn toán và khoa học luôn là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và ít giờ học tiếng Anh hơn.
e. Trường trung học khoa học tự nhiên
Đây là trường trung học dành cho học sinh có năng khiếu đặc biệt về khoa học. Tỷ lệ cạnh tranh cao, đào tạo đặc biệt cho các trường đại học ở lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và y tế. Môn toán và khoa học sẽ được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng anh.
f. Trường trung học dân lập
Hầu hết các trường trung học dân lập đều có học phí rất cao.
3. CÁC LOẠI HÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Thổ Nhĩ Kỳ có 104 trường đại học công lập và 62 trường dân lập. 5 trong số đó nằm ở địa phận Cộng hòa Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài các trường đại học công lập và dân lập ra còn có 8 trường dạy nghề, cung cấp nhân lực cho thị trường việc làm.
a. Trường đại học công lập
Trường công lập không thu học phí. Sinh viên chỉ phải đóng một khoản phí cơ bản rất nhỏ. Để được vào một trường đại học, học sinh cần phải vượt qua kỳ thi tuyển sinh đại học toàn quốc (OSS).
b. Trường dạy nghề cấp cao
Sau khi tốt nghiệp trung học, sinh viên sẽ học ở đây 2 năm. Mô hình này rất giống với các trường cao đẳng cộng đồng ở Mỹ. Để có thể chuyển lên các trường đại học 4 năm, sinh viên tốt nghiệp từ trường dạy nghề phải tham gia Kỳ thi Chuyển tiếp quốc gia.
c. Trường đại học dân lập
Trường đại học dân lập thu học phí cao hơn so với các trường công lập. Tuy nhiên, trường đại học dân lập sẽ có những hỗ trợ tài chính cho sinh viên như học bổng, quỹ hỗ trợ,… Hơn 40% trên tổng số sinh viên đã nhận được hỗ trợ.
4. HỌC PHÍ
Tùy theo từng cấp học, các trường mẫu giáo (mầm non), tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đều có mức học phí khác nhau. Hầu hết các trường K-12 cung cấp các chương trình giảng dạy khác nhau và các hoạt động ngoại khóa để hỗ trợ trí tuệ và thể chất của học sinh. Việc xét tuyển vào các trường quốc tế thường kéo dài, chính vì vậy, phụ huynh nên nộp đơn trước để đảm bảo việc học cho con mình.
5. BẢNG HỌC PHÍ THAM KHẢO VÀ SO SÁNH VỚI MỘT SỐ TRƯỜNG QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
|
THỔ NHĨ KỲ |
VIỆT NAM |
NỘP HỒ SƠ |
€ 30 – 70 |
€ 145 – 150 |
PHÍ GHI DANH |
€ 200 – 500 |
€ 1,460 – 1,820 |
HỌC PHÍ |
A. TIỂU HỌC |
€ 3,500 – 26,300 |
€ 16,200 – 17,200 |
B. TRUNG HỌC |
€ 3,500 – 26,300 |
€ 18,200 – 22,000 |
C. ĐẠI HỌC |
€ 5,000 – 20,000 |
€ 31,500 |
D. SAU ĐH |
€ 5,000 – 20,000 |
€ 31,500 |